Quy định về việc xuất hóa đơn cho khách hàng cá nhân như thế nào? Kế toán thuế Vinatax chia sẻ với các bạn qua bài viết: Hướng dẫn viết hóa đơn cho khách hàng là cá nhân.
Tại điểm b, khoản 7, Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định:
“…Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.
Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hóa đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày.”
Theo quy định trên thì doanh nghiệp không cần lập hoá đơn lẻ cung cấp cho từng khách hàng trong những trường hợp sau:
- Khách hàng là cá nhân, hoặc tổ chức nhưng không lấy hoá đơn.
- Khách hàng là cá nhân hoặc tổ chức, nhưng không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.
Tuy không cần xuất hóa đơn lẻ cho từng khách hàng nêu trên, nhưng cuối ngày, doanh nghiệp phải lập bảng kê những đơn hàng, hàng hóa tiêu thụ trong ngày mà khách hàng không lấy hóa đơn, để xuất một hóa đơn vào cuối ngày. Trên hóa đơn, phần “Tên người mua” hoặc “Địa chỉ” ghi rõ : “Người mua không lấy hóa đơn” hoặc “Người mua không cung cấp địa chỉ”. Phần nội dung ghi rõ “Bán hàng theo bảng kê số…. ngày…..” nếu lập bảng kê.
Lưu ý :
- Trường hợp có ít người mua không lấy hóa đơn trong ngày, hoặc lượng hàng ít, hay chỉ có 1 mức thuế, doanh nghiệp không cần lập bảng kê.
- Trường hợp người mua trên 200.000đ không lấy hóa đơn trong ngày, doanh nghiệp vẫn được gộp lại để lập bảng kê, nếu có nhiều người mua không lấy hóa đơn trong ngày
- Vì người mua không lấy hóa đơn nên phần chữ ký người mua được để trống, đồng thời liên giao cho khách vẫn được lưu tại quyển hóa đơn.