Trong số các doanh nghiệp đang hoạt động, không ít doanh nghiệp đã được chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản. Một vấn đề cần quan tâm là trợ cấp thôi việc cho người lao động sau chuyển giao thực hiện như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài chia sẻ sau đây của Vinatax nhé.
I. Quy định về khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và trách nhiệm của người sử dụng lao động kế tiếp khi chuyển giao
“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
…
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
…
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
…
Căn cứ điểm b.6 Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân
- b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí 1 lần, tiền tuất hàng tàng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.”
Căn cứ Điều 9 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật Lao động
“Điều 9. Trách nhiệm của người sử dụng lao động kế tiếp sau khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp
- 1. Thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới đối với người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian tại doanh nghiệp.
- 2. Chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ Luật Lao động đối với thời gian người lao động làm việc thực tế cho mình và trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động làm việc thực tế tại doanh nghiệp trước khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản (kể cả thời gian làm việc tại khu vực nhà nước được tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản trước ngày 01 tháng 01 năm 1995) khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.”
- Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty tiếp nhận lao động từ Công ty cũ căn cứ biên bản chuyển giao người lao động dựa trên hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu và tài sản giữa Công ty cũ và Công ty thì Công ty thực hiện nghĩa vụ chi trả trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động Thương Binh Xã hội nêu trên.
- Trường hợp Công ty chi trả các khoản trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm đúng quy định của Bộ Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội thì không tính vào thu nhập chịu thuế của TNCN của người lao động.
- Trường hợp Công ty có mức chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm không đúng quy định hoặc vượt quá mức quy định của Bộ Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội thì phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động đối với phần chi không đúng quy định hoặc vượt mức theo quy định.
Trên đây là hướng dẫn của Vinatax về trợ cấp thôi việc cho người lao động sau chuyển giao.
Nội dung chia sẻ trên đây mang tính chất tham khảo. Bạn đọc căn cứ tình hình thực tế của Công ty mình và quy định pháp luật để thực hiện nhé. Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline: 0896 472 479 để được tư vấn, hỗ trợ