Hóa đơn điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành chứng từ giấy. Theo đó, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về việc chuyển đổi, bảo quản, lưu trữ, tiêu hủy HDĐT. Vinatax chia sẽ với bạn đọc nội dung này qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Chuyển đổi hóa đơn điện tử thành chứng từ giấy
- Hóa đơn điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành chứng từ giấy.
- Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử thành chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử và chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.
- Hóa đơn điện tử được chuyển đổi thành chứng từ giấy thì chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

Bảo quản, lưu trữ, tiêu hủy HĐĐT
- Hóa đơn điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ của mình.
- Lưu trữ hóa đơn điện tử phải đảm bảo:
+ Tính an toàn bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ;
+ Lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán;
+ In được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.
- Hóa đơn điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định của pháp luật kế toán, nếu không có quy định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được tiêu hủy. Việc tiêu hủy hóa đơn điện tử không được làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các thông điệp dữ liệu hóa đơn chưa được tiêu hủy và hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.
Trên đây là chia sẽ của Vinatax về quy định về chuyển đổi, bảo quản, lưu trữ, tiêu hủy HĐĐT.