Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan. Vậy việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động như thế nào? Mời bạn đọc cùng Vinatax tìm hiểu nhé
Căn cứ pháp lý
Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động
- Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp giải thể
=> Được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về các tổ chức tín dụng, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp phá sản
=> Được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Phá sản.
- Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
=> Thì phần tiền thuế nợ còn lại do chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông góp vốn, thành viên góp vốn, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm nộp theo quy định đối với mỗi loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
=> Thì phần tiền thuế nợ còn lại do chủ hộ, cá nhân chịu trách nhiệm nộp.
- Người nộp thuế có chi nhánh, đơn vị phụ thuộc chấm dứt hoạt động mà vẫn còn nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước
=> Thì có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ của chi nhánh, đơn vị phụ thuộc.
Trên đây là chia sẽ của Vinatax về quy định hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong TH giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động