Nghị định 126/2020./NĐ-CP hướng dẫn chi tiết các trường hợp công khai thông tin người nộp thuế. Vậy nội dung, hình thức và thẩm quyền công khai thông tin người nộp thuế như thế nào. Bạn đọc cùng Vinatax tìm hiểu nội dung này nhé.
Căn cứ pháp lý
Nội dung, hình thức và thẩm quyền công khai thông tin người nộp thuế
- Thông tin công khai bao gồm:
+ Mã số thuế,
+ Tên người nộp thuế,
+ Địa chỉ,
+ Lý do công khai.
- Tùy theo từng trường hợp cụ thể cơ quan quản lý thuế có thể công khai chi tiết thêm một số thông tin liên quan của người nộp thuế.
- Đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế các cấp;
- Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Niêm yết tại trụ sở cơ quan quản lý thuế;
- Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan quản lý thuế các cấp theo quy định của pháp luật;
- Các hình thức công khai khác theo các quy định có liên quan.
- Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế hoặc cơ quan quản lý thuế nơi quản lý khoản thu ngân sách nhà nước căn cứ tình hình thực tế và công tác quản lý thuế trên địa bàn, để quyết định việc lựa chọn các trường hợp công khai thông tin người nộp thuế có vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.
- Trước khi công khai thông tin người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế phải thực hiện rà soát, đối chiếu để đảm bảo tính chính xác thông tin công khai. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế chịu trách nhiệm tính chính xác của thông tin công khai. Trường hợp thông tin công khai không chính xác, Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế thực hiện đính chính thông tin và phải công khai nội dung đã đính chính theo hình thức công khai quy định tại điểm b khoản 2Điều 29 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.
Trên đây là chia sẽ của Vinatax về Nội dung, hình thức và thẩm quyền công khai thông tin người nộp thuế