Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận của hai bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và sau khi đã hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có trách nhiệm trả cho bên nhận khoán tiền công, tiền thù lao đã thỏa thuận.
Có 3 trường hợp có thể gặp liên quan đến hợp đồng khoán việc:
1. Doanh nghiệp ký hợp đồng với từng người lao động:
Kế toán có trách nhiệm theo dõi, chấm công, tính lương, tính thuế TNCN với thuế suất 10% cho từng NLĐ.
Hồ sơ gồm:
- Hợp đồng giao khoán nhân công
- Hồ sơ lao động
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương
- Thực hiện đăng ký MST cho NLĐ
2. Ký hợp đồng với một nhóm người lao động (ký với tất cả thành viên trong nhóm) trong đó có 1 người đại diện nhóm thực hiện các giao dịch với doanh nghiệp
Người đại diện có trách nhiệm:
- Theo dõi lao động, chấm công
- Lập bảng thanh toán tiền lương, có ký nhận đầy đủ của các thành viên trong nhóm
- Nhận lương từ DN (đã được DN khấu trừ 10% thuế TNCN) và trả lương cho các thành viên
- Gửi lại toàn bộ hồ sơ trên cho DN để DN làm căn cứ đưa vào chi phí được trừ
3. Ký hợp đồng với chỉ 1 người đại diện. Trường hợp này, người đại diện như 1 cá nhân kinh doanh.
- Nếu thu nhập từ hoạt động kinh doanh của người đại diện dưới 100tr/năm: Không cần hóa đơn nhưng phải lập bảng kê theo quy định tại TT 96 để đưa vào chi phí được trừ
- Nếu thu nhập từ hoạt động kinh doanh của người đại diện trên 100tr/năm: người đại diện phải lên cơ quan Thuế đề nghị được cấp hóa đơn lẻ giao cho DN để làm căn cứ đưa vào chi phí được trừ.
Đối với doanh nghiệp thường xuyên sử dụng dịch vụ thuê lao động bên ngoài thì có thể lưu ý về các nội dung liên quan đến hợp đồng khoán việc trong bài viết này để thực hiện đúng quy định và đảm bảo việc chi phí được ghi nhận đủ, giúp tăng chi phí khi quyết toán thuế cuối năm.