Tài chính được ví như nguồn máu bơm vào hệ thống doanh nghiệp để hoạt động. Một nguồn tài chính quan trọng của doanh nghiệp chính là vốn góp chủ sở hữu. Trong đó, góp vốn bằng tài sản cố định cũng là 1 phương thức góp vốn phổ biến. Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Vinatax để nắm trường hợp góp vốn tài sản cố định trong trường hợp mua tài sản nhưng chưa thanh toán nhé.
I. Quy định về tài sản góp vốn, hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ và thuế GTGT

“Điều 35. Tài sản góp vốn
- 1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
- 2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.”

“2.15. Hóa đơn, chứng từ đối với tài sản góp vốn, tài sản điều chuyển được thực hiện như sau:
- a) Bên có tài sản góp vốn là cá nhân, tổ chức không kinh doanh:
a.1. Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn là biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản.
a.2. Trường hợp cá nhân dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, giá trị quyền sử dụng đất để thành lập doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư thì không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, chuyển quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp tư nhân, trường hợp không có chứng từ hợp pháp chứng minh giá vốn của tài sản thì phải có văn bản định giá tài sản của tổ chức định giá theo quy định của pháp luật để làm cơ sở hạch toán giá trị tài sản cố định.
- b) Bên có tài sản góp vốn, có tài sản điều chuyển là tổ chức, cá nhân kinh doanh:
b.1. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản…”
“7. Các trường hợp khác
Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế trong các trường hợp sau:
- a) Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản…”

II. Hướng dẫn góp vốn bằng tài sản cố định

- Căn cứ trường hợp nêu trên, trường hợp doanh nghiệp có phát sinh hoạt động mua tài sản cố định từ công ty mẹ nhưng không thanh toán, nay muốn chuyển toàn bộ khoản mua hàng từ công ty mẹ sang hình thức góp vốn bằng tài sản cố định thì thực hiện theo quy định tại Điểm 2.15 Phụ lục 04 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 nêu trên
- Về thủ tục tăng vốn theo hình thức góp vốn bằng tài sản cố định, Công ty cần liên hệ với cơ quan cấp phép để được hướng dẫn.
- Doanh nghiệp căn cứ tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh và đối chiếu với quy định tại các văn bản pháp luật để áp dụng theo quy định.
Trên đây là nội dung chia sẻ của Đại lý Thuế Vinatax về 1 trong các trường hợp góp vốn tài sản cố định. Bạn đọc tham khảo để có thêm thông tin hữu ích và áp dụng theo đúng quy định hiện hành nhé.