Từ 5/12/2020, một số chính sách về thuế, kế toán, kiểm toán có hiệu lực thi hành theo các Nghị định hướng dẫn Luật quản lý thuế 2019. Theo đó, bạn đọc cần nắm thông tin để thực hiện đúng quy định nhé. Cùng Vinatax tìm hiểu các chính sách đó là gì nào.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
- Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế
Các chính sách về thuế, kế toán, kiểm toán từ tháng 12/2020
Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 05/12/2020 quy định, cơ quan quản lý thuế công khai thông tin về người nộp thuế trong các trường hợp sau:
- Trốn thuế, tiếp tay cho hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, vi phạm pháp luật về thuế rồi bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh; phát hành, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
- Không nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.
- Ngừng hoạt động, chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
- Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân khác.
- Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật như: Từ chối không cung cấp thông tin tài liệu cho cơ quan quản lý thuế, không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra và các yêu cầu khác của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
- Chống, ngăn cản công chức thuế, công chức hải quan thi hành công vụ.
- Quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước hoặc hết thời hạn chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành.
- Cá nhân, tổ chức không chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
- Các thông tin khác được công khai theo quy định của pháp luật.
Thông tin công khai bao gồm: Mã số thuế, tên người nộp thuế, địa chỉ, lý do công khai; tùy theo từng trường hợp cụ thể cơ quan quản lý thuế có thể công khai chi tiết thêm một số thông tin liên quan của người nộp thuế.
Quyết định 03/2020/QĐ-KTNN về quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Kiểm toán nhà nước có hiệu lực thi hành từ ngày 03/12/2020, nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với Đoàn kiểm toán và các thành viên của Đoàn kiểm toán:
(1) Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán;
(2) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán;
(3) Đưa, nhận, môi giới hối lộ dưới mọi hình thức;
(4) Báo cáo sai lệch, không đầy đủ, không kịp thời kết quả kiểm toán;
(5) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi;
(6) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán;
(7) Tiết lộ thông tin về tình hình và kết quả kiểm toán chưa được công bố chính thức;
(8) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong các trường hợp sau đây:
- Thuộc các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định tại Điều 9 Nghị định 125/2020;
- Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
- Đã hết thời hiệu xử phạt theo quy định tại Điều 8 Nghị định 125/2020 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Cá nhân vi phạm đã chết, mất tích; tổ chức vi phạm đã bị giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 41 Nghị định 125/2020;
- Căn cứ xác định cá nhân chết, mất tích; tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định 125/2020.- Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là chia sẽ của Vinatax về Các chính sách về thuế, kế toán, kiểm toán từ tháng 12/2020