Theo quy định của pháp luật, kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước áp dụng đối với tội mà theo quy định có thể bị phạt tiền hoặc tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Và một trong bảy biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế, nhà nước sử dụng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên. Cùng Vinatax tìm hiểu về biện pháp này nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Quản lý thuế 2019
- Nghị định số 126/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ hướng dẫn Luật Quản lý thuế
Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập
- Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế mà không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế.
Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:
+ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế;
+ Các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ;
+ Quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần;
+ Quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ;
+ Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế;
+ Quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.
- Không áp dụng kê biên tài sản trong trường hợp người nộp thuế là cá nhân đang trong thời gian chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật.
Xác minh thông tin về tiền lương và thu nhập
- Cơ quan quản lý thuế có quyền gửi văn bản cho người nộp thuế bị cưỡng chế, cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các tổ chức, cá nhân liên quan để xác minh về tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế.
- Cơ quan quản lý thuế có quyền xác minh về tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế tại địa bàn nơi người nộp thuế bị cưỡng chế đóng trụ sở kinh doanh hoặc cư trú, cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các tổ chức, cá nhân liên quan. Sau khi xác minh về tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế tại các địa điểm nêu trên, cơ quan quản lý thuế phải xác định số tiền có khả năng thu vào ngân sách nhà nước thông qua áp dụng biện pháp cưỡng chế này bằng việc dự tính giá trị tài sản này sau khi bán đấu giá.
- Thông tin xác minh bao gồm: Các tài sản đã xác minh, giá trị tài sản đã xác minh được phản ánh trên sổ sách kế toán của người nộp thuế bị cưỡng chế, kết quả sản xuất kinh doanh (đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ) hoặc điều kiện kinh tế (đối với cá nhân không kinh doanh). Đối với tài sản thuộc diện phải đăng ký, chuyển quyền sở hữu tài sản cần căn cứ vào hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc tặng cho, giấy chứng nhận về quyền sở hữu tài sản thì việc xác minh thông qua chủ sở hữu, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng hoặc người làm chứng như xác nhận của người bán, của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng về việc mua bán.
- Sau khi xác minh, phải lập biên bản ghi rõ cam kết của người cung cấp thông tin.
- Các thông tin xác minh đối với tài sản thuộc diện phải đăng ký, chuyển quyền sở hữu tài sản phải thông báo rộng rãi để người có quyền, nghĩa vụ liên quan được biết và bảo vệ lợi ích của họ.
- Đối với tài sản đã được cầm cố, thế chấp hợp pháp thuộc diện được kê biên thì cơ quan, tổ chức tiến hành kê biên phải thông báo cho người nhận cầm cố, thế chấp biết nghĩa vụ của người nộp thuế bị cưỡng chế và yêu cầu người nhận cầm cố, thế chấp cung cấp hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc cầm cố, thế chấp tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế kịp thời cho cơ quan tiến hành kê biên tài sản khi người cầm cố, thế chấp thanh toán nghĩa vụ theo hợp đồng cầm cố, thế chấp.
- Trường hợp đối với cá nhân quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hoặc trường hợp sau 05 ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản xác minh về tài sản cho người nộp thuế bị cưỡng chế, cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các tổ chức, cá nhân liên quan không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ các thông tin về tài sản hoặc trường hợp xác định số tiền thu được sau khi bán đấu giá tài sản kê biên không đủ bù đắp chi phí cưỡng chế thì cơ quan có thẩm quyền chuyển sang cưỡng chế bằng các biện pháp cưỡng chế khác theo quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế.
Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên
(1) Quyết định cưỡng chế lập theo Mẫu số 05/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP, tại quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên ghi rõ:
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế bị cưỡng chế;
- Lý do bị cưỡng chế; số tiền bị cưỡng chế; thời gian, địa điểm kê biên tài sản;
- Loại tài sản kê biên; đ
- Đặc điểm tài sản kê biên;
- Tên, địa chỉ, số tài khoản nộp ngân sách nhà nước mở tại kho bạc nhà nước;
- Phương thức chuyển số tiền bị cưỡng chế đến kho bạc nhà nước.
Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế đối với các quyết định hành chính về quản lý thuế do mình ban hành hoặc cấp dưới ban hành nhưng không có thẩm quyền cưỡng chế hoặc cấp dưới có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế nhưng không đủ điều kiện về lực lượng, phương tiện để tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế và có văn bản đề nghị cấp trên ra quyết định cưỡng chế. Trường hợp cấp trưởng vắng mặt có thể giao quyền cho cấp phó xem xét ban hành quyết định cưỡng chế, việc giao quyền được thực hiện bằng văn bản theo Mẫu số 09/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác.
(2) Quyết định cưỡng chế được ban hành ngay sau ngày hết thời hiệu của quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn hoặc ngay sau ngày đủ điều kiện chuyển sang biện pháp cưỡng chế theo quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế.
(3) Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản được gửi cho tổ chức, cá nhân bị kê biên tài sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc tổ chức có trụ sở đóng trên địa bàn hoặc cơ quan nơi người đó công tác ngay trong ngày ban hành quyết định cưỡng chế và được cập nhật trên trang thông tin điện tử của ngành thuế hoặc ngành hải qua
- Quyết định cưỡng chế được gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực quản lý thuế, trường hợp chưa đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực quản lý thuế thì quyết định cưỡng chế được gửi bằng thư bảo đảm qua đường bưu chính hoặc giao trực tiếp.
- Trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận thì người có thẩm quyền hoặc công chức thuế, công chức hải quan có trách nhiệm giao quyết định cưỡng chế lập biên bản về việc tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận quyết định, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi tổ chức, cá nhân có địa chỉ đăng ký với cơ quan quản lý thuế thì được coi là quyết định đã được giao.
Trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định cưỡng chế đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận; quyết định cưỡng chế đã được niêm yết tại trụ sở của tổ chức hoặc nơi cư trú của cá nhân bị cưỡng chế hoặc có căn cứ cho rằng người nộp thuế bị cưỡng chế trốn tránh không nhận quyết định cưỡng chế thì được coi là quyết định đã được giao.
(4) Người nộp thuế bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho các hoạt động cưỡng chế thuế và có trách nhiệm nộp toàn bộ chi phí cưỡng chế cho tổ chức thực hiện cưỡng chế.
(5) Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản đối với các tài sản kê biên thuộc diện đăng ký quyền sở hữu thì phải được gửi cho các cơ quan sau đây:
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền về đăng ký tài sản gắn liền với đất trong trường hợp kê biên quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
- Cơ quan đăng ký phương tiện giao thông trong trường hợp tài sản kê biên là phương tiện giao thông.
- Các cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, sử dụng khác theo quy định của pháp luật
(6) Quyết định cưỡng chế chấm dứt hiệu lực kể từ ngày người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế nợ bị cưỡng chế vào ngân sách nhà nước hoặc số tiền thuế nợ bị cưỡng chế được cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định nộp dần tiền thuế nợ hoặc quyết định gia hạn nộp thuế hoặc quyết định miễn tiền chậm nộp tiền thuế hoặc thông báo không tính tiền chậm nộp. Cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế theo Mẫu số 08/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Trên đây là chia sẻ của Vinatax về quy định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên