Để mở rộng và tạo thuận lợi kinh doanh, một số đơn vị lựa chọn mở Chi nhánh tại nhiều địa điểm khác nhau. Theo đó, chế độ kế toán thuế của Chi nhánh cũng vô cùng quan trọng. Bạn đọc cần nằm để hạch toán và kê khai theo quy định pháp luật nhé. Cùng Vinatax tìm hiểu 05 lưu ý về kế toán thuế của Chi nhánh nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2014;
- Thông tư 151/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính,
- Thông tư 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính,
- Thông tư 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính,
- Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Chi nhánh là gì
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Do đó, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có vốn riêng và cũng không có tư cách pháp nhân.
- Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.
Chế độ kế toán của Chi nhánh
Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp có thể lựa chọn hai hình thức hạch toán cho chi nhánh, đó là hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc. Việc lựa chọn hình thức hạch toán nào là tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp. Mỗi hình thức hạch toán có những đặc trưng riêng.
Hạch toán phụ thuộc | Hạch toán độc lập |
– Chuyển số liệu, chứng từ doanh thu, chi phí về doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp kết hợp số liệu của các chi nhánh khác cùng doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp để hạch toán và thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp. – Số liệu trong sổ sách kế toán là một phần của sổ sách của doanh nghiệp. – Đơn vị kế toán của doanh nghiệp bao gồm bộ phận kế toán các chi nhánh. |
– Có mã số thuế, con dấu, tài khoản ngân hàng riêng.
– Tự xác định chi phí tính thuế và thu nhập tính thuế. – Chịu trách nhiệm kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp,không liên quan gì đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các chi nhánh khác trong cùng doanh nghiệp. – Hạch toán đầy đủ sổ sách, báo cáo tài chính của riêng chi nhánh đó,… – Phòng kế toán hay bộ phận kế toán ở chi nhánh hạch toán độc lập là một đơn vị kế toán theo Luật kế toán. |
05 lưu ý về kế toán thuế của Chi nhánh
-
Từ ngày 25/2/2020, doanh nghiệp mới thành lập (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới) được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12/2020).
-
Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (sau đây gọi chung là Đơn vị phụ thuộc) thì đơn vị phụ thuộc được miễn lệ phí môn bài trong thời gian doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài.
-
Doanh nghiệp khi mới ra hoạt động kinh doanh có trách nhiệm kê khai lệ phí môn bài cho Chi cục Thuế quản lý trực tiếp.
-
Trường hợp doanh nghiệp có Đơn vị phụ thuộc kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh; thì, doanh nghiệp thực hiện khai lệ phí môn bài cho các Đơn vị phụ thuộc đó với Chi cục Thuế quản lý trực tiếp của doanh nghiệp.
-
Trường hợp doanh nghiệp có Đơn vị phụ thuộc kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh; thì, các Đơn vị phụ thuộc đó tự khai lệ phí môn bài với Chi cục Thuế quản lý trực tiếp mình.
-
Doanh nghiệp và Đơn vị phụ thuộc khai lệ phí môn bài một lần khi mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh;
-
Trường hợp mới thành lập nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
- Chi nhánh hạch toán độc lập: Chi nhánh tự nộp hồ sơ kê khai thuế GTGT tại cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp của chi nhánh.
- Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC thì:
– Chi nhánh có địa chỉ cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp thì:
+ Doanh nghiệp thực hiện khai thuế GTGT chung cho cả chi nhánh.
+ Nếu chi nhánh có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế GTGT đầu vào, đầu ra, có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng thì phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.
+ Trường hợp chi nhánh có hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, massage, karaoke thì Cục trưởng Cục Thuế địa phương quyết định nơi kê khai thuế.
– Chi nhánh có địa chỉ khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp thì:
+ Chi nhánh nộp hồ sơ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh;
+ Nếu chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của doanh nghiệp.
+ Trường hợp doanh nghiệp có dự án kinh doanh bất động sản ở địa phương cấp tỉnh khác nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính, có thành lập chi nhánh thì chi nhánh phải thực hiện đăng ký thuế và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ đối với hoạt động kinh doanh bất động sản với cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh hoạt động kinh doanh bất động sản.
Ví dụ: Công ty kinh doanh bất động sản H có trụ sở tại Hà Nội. Công ty là chủ đầu tư dự án phát triển nhà tại thành phố Hồ Chí Minh. Công ty thành lập chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh để quản lý dự án thì chi nhánh Công ty H phải thực hiện đăng ký thuế, khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đối với hoạt động kinh doanh bất động sản này tại TP Hồ Chí Minh.
– Trường hợp doanh nghiệp kê khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có chi nhánh là các cơ sở sản xuất trực thuộc (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) KHÔNG trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu đóng trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì:
+ Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc có hạch toán kế toán thì phải đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại địa phương nơi sản xuất, khi điều chuyển bán thành phẩm hoặc thành phẩm, kể cả xuất cho trụ sở chính phải sử dụng hóa đơn GTGT làm căn cứ kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi sản xuất.
+ Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán thì doanh nghiệp thực hiện khai thuế tại trụ sở chính và nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc.
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC thì:
- Chi nhánh hạch toán độc lập thì chi nhánh nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại chi nhánh cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh.
- Chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì chi nhánh KHÔNG phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại chi nhánh.
- Chi nhánh hạch toán phụ thuộc là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại nơi có trụ sở chính và ở nơi có chi nhánh sản xuất hạch toán phụ thuộc.
- Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng hoặc theo quý tùy từng trường hợp. Về nghĩa vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính, tổ chức trả thu nhập phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân dù phát sinh hay không phát sinh khấu trừ thuế trong năm và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền.
- Trách nhiệm kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân cho người lao động làm việc tại chi nhánh như sau:
Trách nhiệm thuộc chi nhánh | Trách nhiệm thuộc doanh nghiệp |
Cá nhân ký hợp đồng lao động trực tiếp với chi nhánh, đăng ký giảm trừ gia cảnh tại chi nhánh. | Cá nhân ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp và được cử đến chi nhánh làm việc, các cá nhân đăng ký giảm trừ gia cảnh tại doanh nghiệp. |
Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC thì trường hợp chi nhánh/doanh nghiệp mua hàng nhưng doanh nghiệp/chi nhánh thanh toán tiền qua ngân hàng từ tài khoản của doanh nghiệp/chi nhánh cho hóa đơn mua vào của chi nhánh/doanh nghiệp, thì để được khấu trừ thuế GTGT cần phải đáp ứng điều kiện sau:
- Việc thanh toán theo sự uỷ quyền này được quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa dưới hình thức văn bản.
- Đáp ứng điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Lưu ý: Trường hợp sau khi thực hiện hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Trên đây là chia sẻ của Vinatax 05 lưu ý về kế toán thuế của Chi nhánh.